Nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc các tỉnh phía bắc gần đây đã bị phơi ra ngoài trời lạnh cùng cực như một hình thức để khủng bố. Họ thường bị nhúng trong nước lạnh rồi phơi ở ngoài trời lạnh hoặc bị giam trong những phòng lạnh để đóng băng. Một vài người bị cưỡng bức đứng yên trong tuyết hoặc đi chân trần trên tuýết lạnh mà chỉ mặc một cái áo mỏng. Hàng ngàn người phải ngủ trên sàn nhà xi măng hay trong những phòng giam lạnh trong cái lạnh cùng cực của mùa đông, và để làm cho cái lạnh trở nên khủng khiếp không thể chịu đựng hơn nữa, quản trại đã dán tiếp mở các cửa sổ các phòng giam các học viên vào ban đêm. Nhiều học viên đã bị giam trong những căn phòng như thế thậm chí cả khi họ đã bị thương trầm trọng hoặc đã bên bờ cái chết.
Họ cũng bị phơi trong cái nóng cùng cực, bị cưỡng bức lao động hàng giờ liền trong những nơi không có thông hơi hoặc bị phơi dưới trời nắng thiêu đốt.
Hơn thế nữa, các học viên đã bị cưỡng bức sống trong những điều kiện môi trường vô cùng bẩn thỉu và mất vệ sinh. Các nhân viên trại giam thường trừng phạt các học viên Pháp Luân Công bằng cách không cho họ sử dụng nhà tắm. Nhiều học viên nữ không thể sử dụng những sản phẩm vệ sinh trong những chu kỳ của họ. Như một kết quả của môi trường bẩn thỉu, nhiều học viên Pháp Luân Công trong trại lao động đã bị ghẻ lở mưng mủ và mắc các căn bệnh ngoài da.
Bị cưỡng bức đứng yên ngoài trời trong tuyết lạnh trong 3 ngày 3 đêm
Tháng giêng năm 2000, Cô Mu Xiangjie đã bị cưỡng bức đứng ngoài trời trong tuyết lạnh trong 3 ngày 3 đêm liền bởi vì cô đã từ chối từ bỏ luyện tập Pháp Luân Công. Mỗi ngày Cô chỉ được cho một cái bánh bao nhỏ. Sau 3 ngày tay chân cô đã bị đóng băng và sưng phồng, và sau đó bắt đầu mưng mủ tồi tệ khiến cô không thể đi lại trong một tháng. Cô Mu cũng bị còng tay trong một thời gian dài, và còng tay đã cắt sâu vào thịt làm hai tay cô bị chảy máu nặng nề. Cô bị treo ngược lên và sau đó bị đưa tối phòng giam biệt lập trong đêm. Một lần, trong khi cô đang ở trong phòng giam biệt lập, những người quản trại đã dùng dây da trói chặt cô vào của sổ và cô không được ngủ trong suốt 7 ngày 7 đêm. Chúng cũng dùng dùi cui điện để đánh vào tay cô. Sau khi cô được thả ra khỏi phòng, cô không thể cử động đôi chân, và những vết bỏng máu chảy ra tràn cánh tay cô.
Bị giội bằng nước lạnh
Tại trại giam Bắc Kinh và Trung tâm Giải quyết nhanh, các học viên Pháp Luân Công thường bị lột hết quần áo, bị ngâm mình trong nước lạnh và sau đó bị giam ở ngoài trời lạnh mùa đông. Họ cũng bị cưỡng bức đi chân trần trên tuyết lạnh trong khi chỉ được mặc một lớp áo mỏng. Trong một hình thức tra tấn khác trong mùa đông , các học viên bị trói bằng dây thừng vào một cái ghế và đặt ở gần lỗ thông hơi lạnh, và nước đá được đổ lên người họ từ cổ trở xuống.
Các học viên lớn tuổi bị cưỡng bức đứng dưới cái nóng cháy da.
Tại trung tâm giải quyết nhanh, trong mùa hè, cảnh sát đội đặc nhiệm nữ lột hết quần áo những học viên vừa mới bị bắt cóc. Họ gần như xé rách hết áo quần của học viên ra thành từng mảnh trước khi băt đầu khám xét cơ thể. Sau đó họ cưỡng bức các học viên đứng dưới trời nắng suốt một thời gian dài. Nếu học viên chỉ cử dộng một chút, cảnh sát sẽ ra lệnh cho các tù nhân đánh đập thẩm tệ. Một vài học viên lớn tuổi vào độ tuổi 60, 70 đã ngất xỉu dưới nắng. Da trên đầu gối của nhiều học viên bắt đầu mưng mủ vì những vết rách xước và mồ hôi, gây ra những vết thương há hốc miệng với đường kính khoảng 6 inches không thể chửa lành thậm chí co đến bây giờ.
Cưỡng bức lao động nặng hơn 20 giờ mỗi ngày, cấm sử dụng nhà tắm
Vào đầu mùa đông, các học viên mới bị bắt bị cưỡng chế lột hết quần áo để khám người. Rồi họ bị bắt phải cúi đầu xuống dơ tay ra đằng sau cổ, hay đọc thuộc lòng những nội quy của trung tâm. Họ không được phép vào phòng cho đến 9-10 giờ đêm. Thêm nữa, cảnh sát cưỡng chế họ lao động nặng từ 5 giờ sáng cho đến sau nửa đêm, đôi khi đến 2-3 giờ sáng. Thời gian lao động cứ tuỳ tiện tăng lên, các học viên không được sử dụng nhà tắm, cưỡng ép họ tiểu tiện và đại tiện ngay trong phân xưởng. Điều này chắc chắn gây ra một môi trường làm việc ô nhiễm nặng. Các học viên không được phép giặt quần áo lót của họ
Ông Hà Hoa Giang, 42 tuổi, bị đóng băng đến chết vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công
Ông Giang là một học viên Pháp Luân Công từ tỉnh Hắc Long Giang. Cảnh sát đã bắt cóc ông từ nơi làm việc, và gửi anh đến Trại cải tạo lao động Đại Khánh, nơi cảnh sát đã ra lệnh cho nhiều tù nhân ép anh viết “hối quá thư” nhục mạ Pháp Luân Công. Đêm đó, khoảng 9-11 giờ, các tù nhân đã đổ nước lạnh lên người anh, trói anh vào ghế thép, nhét miệng anh lại, và mở cửa sổ ra, và thỉnh thoảng đưa anh ra ngoài trời cho đóng băng. Các học viên và tù nhân ở đó có thể nghe anh He rên lên khủng khiếp vì đau đớn. Bởi vì ông đã bị trói ở trong tình trạng đóng băng một thời gian dài, tim của ông đã ngưng đập. Ông đã bị đóng băng đến chết vào 11 giờ đêm trong phòng tắm thứ 2.
Bị cưỡng bức đứng ngoài trời tuyết lạnh trong 11 giờ.
Các học viên đã bị khủng bố cưỡng bứ đứng ở ngoài trời suốt ngày, từ 5:30 sáng đến 4:30 chiều. Trời giữa mùa đông và nhiệt độ rất thấp, nhưng họ không được cho phép mặc một cái áo nào để chống đỡ với cái lạnh. Các học viên Cô Lý Khánh Trân, Cô Dương Tú Hoa, Li Bingqing, Du Guijie, Wang Wenrong, Zhang Chunjie, Shi Li, và Lý Tuyết Liên và các học viên khác đã bị lột hết áo lạnh và khủng bố như thế đến 9:giờ đêm ngày hôm đó.
- Bản báo cáo của một học viên bị giam ở một nhà tù nữ ở tỉnh Hắc Long Giang.
Các phương pháp khủng bố được Trại Cưỡng bức lao động Changle sử dụng
Vào mùa đông, các học viên thường bị lột hết quần áo và cưỡng bức ngồi trên sàn nhà tắm trống rỗng. Bốn năm tên tội phạm thay nhau xối nước lạnh lên đầu và người các học viên. Thỉnh thoảng các học viên bị nhúng ngập vào trong một cái bể nước lạnh trong một thời gian dài. Sau cái gọi là “tắm lạnh” các học viên được đưa đến phòng lưu trữ với cửa sổ mở ra và giam ở đó cho đóng băng hàng giờ đồng hồ. Thỉnh thoảng các học viên được đưa đến các phòng và đặt dưới cánh quạt trần. Các học viên ấy bị đặt dưới quạt trần cho đến khi toàn thân họ chuyển sang màu tím.
– Các học viên bị giam cầm tại Trại lao động cuỡng bức Changle ở Sơn Đông.
Nhật báo Wall Street Journal: Một thực nghiệm chết người: Luyện tập Pháp Luân Công là tốt, bà Trần đã nói, trong những ngày cuối cùng
Những người tù cùng phòng nhớ lại những tiếng thét thất thanh
Của một cụ bà Trung Quốc
Trước khi bà chết rong tù.
– “Không có thủ đoạn nào là quá đáng.”
Theo tờ Duy Phường, Trung Quốc – Ngày trước khi bà Trần Tử Tú qua đời, những người bắt giam bà đã một lần nữa yêu cầu bà tử bỏ niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Gần như ngất xỉu sau những cú đâm ác độc bằng một vật nhọn, nhưng cụ bà 58 tuổi vẫn kiên quyết không chịu khuất phục.
Theo những người bị giam cùng phòng và những người tù ở đó chứng kiến sự việc, sau khi bị điên tiết lên vì không khuất phục nổi bà, cảnh sát địa phương đã cưỡng bức bà đi chân trần trên tuyết lạnh. Hai ngày tra tấn đã làm đôi chân bà bầm tím, mái tóc ngắn của bà bê bết máu mủ. Khi ấy bà vừa bò lê bò lết, vừa nôn mửa, bà gục xuống và không bao giờ dậy được nữa, và từ trần vào ngày 21-2.
[…]
Hai ngày sau, Cô Zhang [con gái của bà Trần] trở về nhà và phát hiện thấy rất nhiều cảnh sát trong nhà mình. Họ nói với cô là mẹ cô đã được “phát hiện” thấy ở ngoài trời nhờ một đội thông tin đặc nhiệm, những người đã đến hàng xóm để tìm những người ủng hộ Pháp Luân Công đã dám rời khỏi nhà.
… các quan chức của Đảng bộ địa phương đã gửi bà Trần đến một nhà tù nhỏ không chính thức được điều hành bởi uỷ ban đường phố, được mô tả lại như là một Lớp học Giáo dục Pháp Luân Công.
Những người bị giam giữ ở đó đã mô tả nó như căn nhà khủng bố. Ngôi nhà bố cục gồm hai phần với một cái sân ở giữa. Tại nơi góc sân là một ngôi nhà thấp gồm hai phòng. Đây là nơi sự đánh đập đã xảy ra, theo bốn người bị giam giữ mô tả lại.
Bà Trần đã bị tra tấn vào đêm đó. Một người ủng hộ ở bên cạnh căn nhà thấp đó đã viết: Chúng tôi nghe thấy tiếng kêu của bà. Trái tim của chúng tôi cũng như bị khủng bố, tinh thần chúng tôi cũng như sụp đổ. Các viên chức của Ủy ban Đường Phố Chengguan đã sử dụng dùi cui nhựa để đánh vào đùi của bà, vào chân, và vào hông của bà, họ cũng đâm tàn tệ vào đầu và cổ bà, theo sự chứng kiến. Họ hét vào tai bà hãy từ bỏ Pháp Luân Công và nguyền rủa Ông Lý, theo những người bạn cùng phòng. Mỗi lần như thế, bà Trần đều từ chối.
Ngày tiếp theo, ngày thứ 19, cô Zhang nhận được một cuộc gọi khác. Bảo là hãy mang tiền theo. Cô Zhang ngập ngừng. Mẹ cô đến nói vào điện thoại. Giọng của bà, thường là rất khoẻ và tự tin, lúc đó rất thều thào và đau đớn. Bà bảo con gái mình mang theo tiền. Người gọi đến cầm lấy điện thoại và nói: Hãy mang tiền đến đây.
Cô Zhang cảm thấy khó thở và lấy hết tiền bạc và một ít áo quần. Nhưng nhiều nhân viên đã bao quanh ngôi nhà và không cho cô gặp mẹ mình. Ngờ rằng đây là một cái bẫy để tống tiền cô và mẹ cô hoàn toàn không ở trong ngôi nhà đó, cô quay trở về nhà. Một giờ sau, một “học viên” đến thăm cô Zhang và nói với cô: những người ủng hộ Pháp Luân Công đang bị đánh trong trung tâm.
Cô zhang quay trở lại cùng với em trai mình, mang theo trái cây và một ít lễ vật đút lót cho cảnh sát. Cô đã bị từ chối và tiền của cô cũng bị từ chối. Cô phát hiện ra một người cụ bà trong một căn phòng và cô hét lớn: “Có phải là mẹ đang bị đánh không?” Cụ bà đó vẫy tay ra hiệu, “không”, mặc dù cô Zhang băn khoăn không biết cụ bà có phải ra hiệu cho cô rời khỏi nhà tù hay không. Và sợ rằng cô cũng sẽ bị bắt, cô và em trai nhanh chóng trở về nhà, suốt đêm không ngủ được.
Đêm hôm đó bà Trần được đưa trở lại phòng. Sau khi một lần nữa từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, bà đã bị đánh và bị đâm bằng gậy làm choáng váng, theo những tù nhân đã nghe và những người đã nhìn sự việc qua một cửa sổ. Những người cùng phòng nghe bà nguyền rủa những viên chức, bà nói rằng chính quyền Trung ương sẽ trừng phạt họ khi họ bị đưa ra ánh sáng. Nhưng trong một câu trả lời mà những người ủng hộ Pháp Luân Công đã nghe lặp đi lặp lại ở nhiều nơi khắp nước, những viên chức Duy Phường đã nói với bà rằng chính quyền Trung ương đã nói với họ rằng “không một biện pháp nào là quá đáng để xoá sổ Pháp Luân Công”. Những trận đòn vẫn sẽ diễn ra và chỉ dừng lại khi nào bà Trần thay đổi quyết định, theo hai người tù đã nghe về sự việc.
Hai giờ sau khi bà bị tra tấn, bà Trần được đưa trở lại căn phòng của ngôi nhà thứ 2 của khu nhà, một căn phòng lạnh chỉ có một mái tồn che trên một chiếc dường. Ba người bạn cùng phòng với bà đã chăm sóc bà, nhưng bà đã hôn mê. Một người đã nhớ lại là bà đã gọi trong mê sảng “mẹ ơi, mẹ ơi”.
Sáng ngày hôm sau, ngày thứ 20, bà bị đưa ra ngoài để tiếp tục tra tấn. Tôi đã nhìn thấy qua cửa sổ bà đã bò lê bò lết một cách khó khăn, một người cùng phòng đã viết một lá thư và lén gửi cho chồng mình. Bà Trần đã sụp đổ và bị kéo lê trở lại phòng.
Tôi là một y tá. Khi tôi thấy bà đang hấp hối, tôi đề nghị chuyển bà sang một căn phòng ấm, người cùng phòng viết. Thay vào đó, những viên chức của chính quyền địa phương đã nhét những viên thuốc tệ từ thảo mộc vào miệng bà để cầm máu sơ bên trong. Nhưng bà không thể nuốt được, cũng không thể nhả chúng ra được. Những người bạn cùng phòng đã cầu xin các quan chức đưa bà Trần đến bệnh viện, nhưng những quan chức đã từ chối, và chỉ trích rằng các học viên Pháp Luân Công đã từ bỏ phương pháp chữa trị bằng y học hiện đại và mê tín vào những bài tập khí công, người cùng phòng thuật lại. Cuối cùng họ mang vào một bác sỹ, để khám sức khoẻ cho bà.
Nhưng, người cùng phòng đã viết, Bà không thể ý thức được nữa và không thể phát âm, bà chỉ nôn ra những khối chất lỏng đen sì. Chúng tôi đoán đó là máu. Cho tới sáng ngày hôm sau, họ mới xác nhận rằng bà đã chết. Một nhân viên của Cục An ninh Công cộng, Liu Guangming, đã thử khám nhịp tim của bà và mặt anh ta tái xanh, bà Trần đã chết.
Chiều ngày hôm đó các quan chức đã đến nhà cô Zhang và nói với cô là mẹ cô bị ốm, cô Zhang và em trai kể lại. Cả hai đều đựoc đưa lên xe và đưa đến một quán trọ cách nhà giam chừng một giặm. Cảnh sát vây quanh quán trọ. Bí thư Đảng bộ địa phương đã nói với họ là bà Trần đã chết vì một cơn đau tim, nhưng họ không để cho hai người thấy thi thể bà. Sau hàng giờ tranh cãi, cuối cùng các quan chức cũng để cho hai chị em được gặp mẹ mình, nhưng chỉ đến ngày hôm sau, sau khi họ trải qua một đêm trong nhà trọ với sự canh giữ chặt chẽ, hai chị em đã cự tuyệt, và cuối cùng họ đựoc thả về nhà.
Vào ngày thứ 22, hai chị em cô Zhang được đưa đến bệnh viện, cảnh sát cũng bao quanh ở đó. Mẹ của họ, họ nhớ lại, được đặt trên một cái bàn trong một bộ tang phục truyền thống: một cái áo vải mỏng màu xanh trên bộ đồ lót. Trong một cái túi vứt ở góc phòng, cô Zhang đã phát hiện ra bộ áo quần đã rách toạc và bê bết máu cảu mẹ cô, bộ đồ lót của bà dơ bẩn thẩm tệ. Đùi của bà thâm đen. Có một giải băng dài 6 inchs băng dọc lưng bà. Răng của bà bị vỡ. Tai của bà sưng phồng và thâm tím. Cô Zhang đau đớn ngất đi, em trai cô khóc lên thống thiết và đỡ lấy cô.
Ngày hôm đó bệnh viện đã phát hành báo cáo trường hợp của bà Trần. Báo cáo rằng cái chết của bà Trần là tự nhiên. Bệnh viện đã từ chối bình luận hay giải thích về trường hợp. Cô Giang nói là cô đã phản đối với các quan chức về bộ áo quần mà cô đã thấy, nhưng họ đã nói với cô rằng mẹ cô đã trở nên không thể cứu chữa sau cơn đau tim và đó là tại lý do sao áo quần của bà bị dơ bẩn.
Hai chị em cô Zhang đã cố đệ trình đơn kiện, nhưng không một luật sư nào chấp nhận trường hợp của cô. Trong khi đó thi thể mẹ cô vẫn để trong nhà làm lạnh, cho đến khi sự đe doạ kiện tụng qua đi.
Sau đó, vào ngày 17-3, cô Zhang nhận được một lá thư từ bệnh viện nói rằng thi thể của mẹ cô sẽ được hoả thiêu ngày hôm đó. Cô Zhang đã gọi đến bệnh viện để ngăn cản việc đó, nhưng cô nói những quan chức không thể cho cô một câu trả lời rõ ràng và nói họ sẽ phải gọi lại cho cô. Họ đã không gọi lại. Cô Zhang không bao giờ được nhìn thấy thi hài mẹ mình nữa.
Tiếp theo: Nhối vào hầm nước | Những Thủ đoạn khác
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/torturemethods2/burning/
Đăng ngày 21-3-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
21-03-2006 : Giảng thanh chân tượng : Mắt thấy tai nghe
www.minhhue.net